Bát Chánh Đạo là một trong những giáo lý cơ bản trong Phật Giáo. Bát Chánh Đạo nằm trong 1 trong 4 Diệu Đế mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy. Trong đó, Chánh Kiến là quan trọng nhất, dẫn đường cho toàn bộ các Chánh còn lại.
1. Có hiểu biết đúng về Con Người, Vũ Trụ và Sự Tương Giao giữa Con Người và Vũ Trụ.
1.1. Con người có 2 phần:
– Giới hạn (Bản Ngã)
– Vô giới hạn (Vô Ngã)
1.2. Vũ trụ có 2 phần:
– Giới hạn (Luân Hồi)
– Vô giới hạn (Niết Bàn)
1.3. Sự Tương Giao giữa Con Người và Vũ Trụ
Mỗi Ý nghĩ, Lời nói và Hành động của con người đều tạo ra một Phản Lực tương tự trong Vũ Trụ. Gọi là Luật Nhân Quả.
Do vậy, Con Người có 2 con đường để đi.
– Đi từ Giới hạn đến Vô giới hạn (Người Tu Hành)
– Đi từ Giới hạn này đến Giới hạn khác (Người không tu hành hoặc tu hành sai).
2. Có quan điểm sống đúng:
– Yêu Điều Thiện hơn Điều Ác.
– Muốn Giúp Người hơn Hại Người.
– Lựa chọn con đường đến Vô Ngã, Niết Bàn.
3. Không được vội vàng tin vào những gì được nghe hoặc đọc trong sách vở.
Mà phải có tư duy, hiểu biết, chứng nghiệm sau đó mới tin.
(các thiện hữu tìm đọc 10 điều chớ vội tin nhé).
4. Không chấp vào Ý mình
Tức là không mang các kinh nghiệm cũ và Định Kiến, Thành Kiến với bất kỳ điều gì trong việc đánh giá sự vật hiện tượng.
7 Chánh Còn Lại:
– Chánh Tư Duy:
Tư duy đúng Nhân Quả, mất ở đâu, tìm ở đó. Tư duy để Giúp Người, không hại người.
– Chánh Ngữ:
Tiếp cận thông tin đúng và hữu ích cho việc Giúp Người.
– Chánh Nghiệp:
Phát ra Ý, Lời và Hành động có thể Giúp Người bớt khổ thêm vui.
– Chánh Mạng:
Thân thể giữ sạch sẽ, khỏe mạnh, có năng lượng để làm nhiều việc hữu ích cho cộng đồng.
– Chánh Tinh Tấn:
Nỗ lực ngăn chặn những nguyên nhân khiến mình phải đi đến chỗ giới hạn. Và nỗ lực tạo ra các nguyên nhân hữu ích để mình đến chỗ vô giới hạn.
– Chánh Niệm:
Thường xuyên quan sát thận trọng các diễn biến trên Thân, Thọ, Tâm khi nó tiếp xúc với Pháp và Pháp. Đồng thời, biết quên những gì không cần thiết, biết nhớ những gì cần thiết.
– Chánh Định:
Giữ cho tâm an định trước các diễn biến bên ngoài mà không điều khiển, không tham chấp, không chối bỏ.
Như vậy, trên đây là Chánh Kiến và 7 Chánh Đạo trong giáo lý Bát Chánh Đạo theo cách hiểu của tôi – một Phật tử được học từ các vị thầy và tổng kết lại.
Các thiện hữu có duyên biết đến thì tham khảo và thực hành nếu có ích lợi.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bài viết liên quan
Thiện Minh – Con đường Thoát Khổ
Thiện Minh và một từ ghép được ghép bởi 2 từ Thiện và Minh với [...]
Th9
Suy Nghĩ để Lựa Chọn hay Lựa Chọn để Suy Nghĩ?
Suy nghĩ là để lựa chọn, quyết định mọi thứ theo lý trí để có [...]
Th9
Học trường lớp và học trường đời – TT. Thích Nhật Từ
Để theo dõi các bài viết và video về Phật Giáo, bạn truy cập kênh [...]
Th9
Trường Đại học chỉ là nơi dạy kỹ năng kiếm sống chứ không dạy cách sống
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trình độ bằng cấp của con người [...]
Th9
Làm gì để sống? Sống để làm gì?
Khi đã rời vòng tay yêu thương của cha mẹ, chúng ta ai ai cũng [...]
Th9
Không nương tựa vào đâu hết – Thiền Sư Ajahn Chah
Xưa kia cuộc sống con người còn nghèo khó, mọi thứ thiếu thốn, thời gian [...]
Th9