Vì họ cho rằng bên trong họ không có gì cả. Và bên ngoài thì có rất nhiều và mọi người ai cũng đã có phần hết cả rồi. Chỉ có mình là chưa có.

Cho nên họ quên chính mình và tích cực tìm kiếm bên ngoài, so sánh với bên ngoài, sử dụng các quy định do bên ngoài đã thiết lập sẵn và coi đó là các chuẩn mực. Họ bỏ nhà ra đi để sống lang thang.
Người có đủ hiểu biết và tôn trọng chính mình sẽ không như thế. Họ sẽ tìm kiếm cái bên trong để giải quyết cái bên trong. Vì ở trong họ có đầy đủ. Chỉ có điều họ không biết nó nằm ở đâu và sử dụng thế nào.
Lúc này, hoặc là người ấy đi tìm một người thầy hiền trí dẫn đường chỉ lối cho họ. Hoặc là đến khi họ thất vọng với những thứ họ tìm thấy thì họ sẽ trở về với chính mình.
Chúng ta có đang là người thiếu thốn bên trong và tìm kiếm bên ngoài không?
Khi ta cảm thấy cô đơn và tìm kiếm người yêu. Khi có người yêu rồi thì ta sẽ vẫn thấy cô đơn.
Khi ta cảm thấy buồn và tìm cái gì đó để lấp đầy nỗi buồn đó bằng cách tìm đến rượu, bia, nghe nhạc, xem phim hoặc tám chuyện,…. thì nỗi buồn đó vẫn còn nguyên sau khi cuộc vui chấm dứt.
Thấy bạn bè có nhà, có xe, ta thấy chạnh lòng (buồn) thì cái chạnh lòng (buồn) đó nằm bên trong. Nó được sinh ra là do Tâm của ta muốn hơn thua với bạn bè về sự giàu có mà ta chưa đạt được. Vậy thì vấn đề là bỏ cái Tâm hơn thua kia xuống chứ không nhất thiết phải dốc sức kiếm tiền thật nhiều đề tham gia cuộc đua đó.
Đó là một số ví dụ về việc thiếu thốn bên trong, tìm kiếm bên ngoài.
Làm thế nào để tìm kiếm bên trong để lấp đầy bên trong?
Lúc bạn cảm thấy thế nào trong tâm lý của mình, hãy quan sát nó như một người chủ đang quan sát vị khách đến nhà. Xem anh ta là người tốt hay người xấu. Nếu người tốt sẽ làm ta cảm thấy dễ chịu, nếu người xấu sẽ làm ta thấy khó chịu.
Ta cảm thấy không dễ chịu thì nghĩa là đây là vị khách xấu. Ta đuổi đi ư? Nghe lời xui khiến của khách xấu? Không nên. Đuổi đi thì khách đó sẽ quay trở lại vào lúc khác. Nghe lời xui khiến của khách xấu thì mình sẽ gặp rắc rối.
Cách đối xử với vị khách xấu và kể cả vị khách tốt đó là quan sát và giữ gìn cho ngôi nhà bình yên của ta. Chỉ sử dụng những điều mà ta thấy hợp lý bằng Chánh Kiến và Tư Duy của ta để điều chỉnh hành vi phù hợp.
Việc quan sát và giữ gìn cho ngôi nhà bình yên của ta đó chính là một phương pháp Thiền Vipassana (Thiền Tứ Niệm Xứ trong Phật Giáo).
Bạn cảm thấy thế nào về câu trả lời này? Hãy cho chúng tôi biết tại phần bình luận nhé!
Bài viết liên quan
Phụ huynh muốn con học giỏi, con thì ham chơi. Phải làm sao?
Phụ huynh nào cũng muốn con học giỏi nhưng nhiều phụ huynh phải bó tay trước sự [...]
Th9
Giá trị của khổ đau – Hiểu về trái tim
Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại [...]
Th9
Nếu không có khổ đau, biết đâu là hạnh phúc?
Chúng ta cần phải biết ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp chúng ta [...]
Th9
Mặc kệ đời thay đổi, hãy luôn tin vào chính mình
Bạn à, trong dòng chảy tất bật của cuộc sống, chúng ta đôi khi nghi [...]
Th9
Đừng bắt cuộc đời phải theo ý mình, Hãy thả lỏng và quan sát
Ta thì muốn mọi thứ phải theo ý mình, nhưng cuộc đời thì muốn ta [...]
Th9
Sếp làm sao để tuyển dụng người tài hơn mình?
Muốn doanh nghiệp phát triển thì nhất định phải có người tài đóng góp công [...]
Th9