Khi đã rời vòng tay yêu thương của cha mẹ, chúng ta ai ai cũng phải đối diện với câu hỏi của chính mình “làm gì để sống bây giờ?”. Và khi đã đầy đủ về vật chất, chúng ta sẽ đối diện với câu hỏi lớn hơn thế rất nhiều “sống để làm gì?”

I. Làm gì để Sống?
Đã sống thì phải làm để có thu nhập tự nuôi thân, nuôi gia đình và cao hơn nữa là đóng góp cho sự phát triển của Tổ quốc. Mà đã làm thì phải học cách làm, phải bỏ sức khỏe, thời gian, tâm huyết của mình vào việc làm.
Nhưng cũng đừng vì những nhu cầu đó mà đổi sức khỏe và thời gian để lấy tiền bạc. Phải lựa chọn một công việc có đủ 6 yếu tố sau đây:
- Công việc đó phải là việc thiện, không giết chóc, không lừa dối, không hoặc ít va chạm với việc xấu, việc ác của người khác.
- Công việc giúp ta có động lực để tăng hiểu biết về bản thân và cuộc đời mỗi ngày.
- Công việc phải có thời gian để ta chăm sóc gia đình, nhất là đối với phụ nữ.
- Phát huy được sở trường đang có của mình.
- Công việc đó mình yêu thích, môi trường làm việc vui, hòa ái, làm không thấy bị ép buộc mà là mình thích làm.
- Công việc mang lại thu nhập và có tiềm năng tăng thu nhập trong tương lai nếu mình cố gắng hơn, nỗ lực hơn, sáng tạo hơn.
Nếu bạn có ý định làm một người tạo ra việc làm cho người khác thì bạn nên tạo ra môi trường có 6 yếu tố trên thì cuộc sống của bạn và những người theo bạn sẽ luôn bình an và hạnh phúc.
Nếu bạn không tìm được công việc nào như vậy mà chỉ là đổi thời gian lấy tiền bạc để trang trải cuộc sống thì dù bạn sở hữu bao nhiêu tiền thì cũng chưa phải là người giàu có đích thực.
II. Sống để làm gì?
Có 5 nhóm người sau đây, bạn quan sát xem chính bạn và mọi người xung quanh bạn, họ đang thuộc nhóm nào nhé. Bạn cứ làm bài tập này, rồi bạn sẽ tự chọn được cho mình một nhóm để gia nhập.
2.1. Sống để hưởng thụ
Rất nhiều người đang thuộc nhóm này, họ sống chỉ để hưởng thụ cảm giác và cảm xúc dễ chịu từ thế gian. Họ đi tìm miếng ngon, tìm áo đẹp, tìm thú vui… với mọi hình thức để nhằm thỏa mãn sự ham vui của họ.
Thậm chí họ lấy chồng/vợ chỉ để hưởng thụ những gì chồng/vợ mang lại cho họ. Khi chồng/vợ của họ không giúp họ thỏa mãn lòng tham hưởng thụ vô đáy của họ thì họ bèn phụ bạc và coi đó như là một lý do chính đáng.
Họ cứ sống lay lắt như vậy cho đến lúc bệnh, già và chết.
2.3. Sống để giải quyết các vấn đề
Ở cuộc đời có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vấn đề của mình, vấn đề của người thân, vấn đề của cộng đồng.
Thường có 3 nhóm vấn đề:
– Vấn đề của quá khứ đã qua
– Vấn đề hiện tại đang diễn ra
– Vấn đề ở tương lai chưa đến
Những vấn đề đó cứ quẩn quanh nơi họ, khiến họ không được một chút thời gian nào để nghỉ ngơi hay nhìn lại chính mình và suy nghĩ “sống để làm gì”.
2.2. Sống để làm tròn Trách nhiệm
Sinh ra là phải mang bổn phận làm con, trách nhiệm của đứa con là phải vâng lời cha mẹ, ông bà…
Đi học thì phải có trách nhiệm vâng lời thầy cô, trách nhiệm tuân thủ pháp luật và quy định của nhà trường,…
Lớn lên chút nữa thì trách nhiệm là phải lấy vợ, lấy chồng, mua nhà, lo nuôi nấng con cái, lo dựng vợ gả chồng, lo cho cháu chắt cho đến già và chết.
2.4. Sống để cống hiến
Có nhiều người tự đặt lên vai mình trách nhiệm với hạnh phúc của gia đình, quê hương, nhân loại và muôn loài. Chúng ta gọi những người này là người có lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ. Họ thật đáng trân trọng.
2.5. Sống để học
Nhưng có một nhóm người thiểu số, họ cũng phải trả qua những vấn đề, những hưởng thụ, những trách nhiệm, những cống hiến như 4 nhóm người kia. Nhưng họ âm thầm giữ cho mình một mục tiêu tự mình cởi trói cho chính mình.
Đối với họ, cuộc đời là trường học, những phiền não khổ đau là bài tập của họ. Họ sẽ Giải tất cả các bài tập đến với mình và đến khi không còn bài tập nào nữa thì họ sẽ “tốt nghiệp”. Khi đó, họ không cần phải học nữa, họ đã được Tự Do, Giác Ngộ, Giải Thoát.
Bài viết liên quan
Thiện Minh – Con đường Thoát Khổ
Thiện Minh và một từ ghép được ghép bởi 2 từ Thiện và Minh với [...]
Th9
Suy Nghĩ để Lựa Chọn hay Lựa Chọn để Suy Nghĩ?
Suy nghĩ là để lựa chọn, quyết định mọi thứ theo lý trí để có [...]
Th9
Học trường lớp và học trường đời – TT. Thích Nhật Từ
Để theo dõi các bài viết và video về Phật Giáo, bạn truy cập kênh [...]
Th9
Trường Đại học chỉ là nơi dạy kỹ năng kiếm sống chứ không dạy cách sống
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trình độ bằng cấp của con người [...]
Th9
Không nương tựa vào đâu hết – Thiền Sư Ajahn Chah
Xưa kia cuộc sống con người còn nghèo khó, mọi thứ thiếu thốn, thời gian [...]
Th9
Sống ở cuộc đời phải thận trọng như đi trên một sợi dây
Chúng ta sống ở đời như người đi trên sợi dây căng ngang dài vô [...]
Th9