Ai cũng có Thân và Tâm nhưng chúng ta hiểu quá ít về nó, đặc biệt là hiểu về Tâm. Bài viết này chia sẻ 7 tính chất của Tâm theo tầm hiểu biết của người viết khi học hỏi giáo lý từ Phật Giáo. Mời các anh chị em đọc tham khảo.
1. Tâm Si
Là không nhận thức được sự vật hiện tượng như đúng sự thật của nó. Nhìn gà hóa cuốc. Trong ngu si nhưng tưởng mình rất giỏi.
Không biết nguyên nhân của vạn vật. Không tin Luật Nhân Quả.
2. Tâm Sân
Là muốn phá hoại, sẵn sàng gây khổ cho người khác để thỏa mãn mình.
Muốn mọi thứ phải theo ý của mình.
Thấy thành công của người khác là tức giận, ganh ghét, đố kỵ.
3. Tâm Tham
Là muốn vơ vét những điều tốt đẹp về phía mình. Hưởng thụ nhiều hơn nhu cầu của bản thân.
Có 2 loại Tham:
– Tham hợp lý: làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu hoặc ít hơn.
– Tham vô lý: làm ít nhưng muốn hưởng nhiều.
Có 5 cấp độ Tham:
– Tham Dục: Tham thỏa mãn khoái cảm trên Thân thể như ăn uống, tình dục, ngủ, thư giãn,…
– Tham Vật Chất: Tham sở hữu nhiều của cải vật chất cho riêng mình.
– Tham Quyền: Tham điều khiển mọi thứ theo ý mình.
– Tham Danh: Tham được nhiều người biết đến, lưu danh.
– Tham Ái: Tham được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ, khen ngợi.
4. Tâm Xả
Là không muốn vơ vét điều tốt đẹp về phía mình. (Không Tham)
Không muốn phá hoại hoặc gây khổ cho người khác nữa. (Không Sân)
Cũng không muốn mọi thứ phải theo ý mình mà biết tuân theo quy luật vận hành. (Không Sân)
Cũng không ganh tỵ với sự thành công, hạnh phúc của người khác. (Không Sân)
5. Tâm Hỷ
Vừa có Tâm Xả lại vừa luôn có sự vui mừng khi thấy người khác thành công, hạnh phúc hơn mình.
Vui vẻ khi làm điều đúng, mang lại lợi ích cho người khác để họ bớt khổ thêm vui.
6. Tâm Từ
Có Xả và Hỷ rồi. Và mong muốn người khác thành công và hạnh phúc hơn nữa. Sẵn sàng giúp đỡ để người khác được bớt khổ thêm vui.
7. Tâm Bi
Có Xả, có Hỷ, có Từ và sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình cho người khác. Thậm chí sẵn sàng nhận đau khổ thay cho họ.
Tâm Bi là đỉnh cao của lòng tốt. Cho nên rất hiếm người đạt đến Tâm Bi. Cho nên đây cũng là một điểm quan trọng để phân biệt Thánh Nhân và Phàm Nhân.
Bài viết liên quan
Không nương tựa vào đâu hết – Thiền Sư Ajahn Chah
Xưa kia cuộc sống con người còn nghèo khó, mọi thứ thiếu thốn, thời gian [...]
Th9
Sống ở cuộc đời phải thận trọng như đi trên một sợi dây
Chúng ta sống ở đời như người đi trên sợi dây căng ngang dài vô [...]
Th9
Giá trị của khổ đau – Hiểu về trái tim
Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại [...]
Th9
Nếu không có khổ đau, biết đâu là hạnh phúc?
Chúng ta cần phải biết ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp chúng ta [...]
Th9
Mặc kệ đời thay đổi, hãy luôn tin vào chính mình
Bạn à, trong dòng chảy tất bật của cuộc sống, chúng ta đôi khi nghi [...]
Th9
Chiến thắng chính mình để Hiểu Biết hơn và giàu có hơn
Có câu “thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình”. Câu nói này thật [...]
Th9