Mỗi ngày sống là một cơ hội lớn để ta vun bồi 4 loại tài sản vô giá của ta. Các loại tài sản này không mất đi sau khi ta chết mà sẽ theo ta, hỗ trợ ta có được Tự Do, Hạnh Phúc viên mãn với mọi kiếp sống. Vì vậy, 4 câu hỏi vô giá mà bạn nên tự ra cho mình mỗi ngày đó là:
1. Ta đã làm gì để giữ gìn và vun bổi Sức Khỏe?
Sức Khỏe ta không mang được theo được sang kiếp sống mới nhưng là phương tiện quan trọng giúp ta sống Tự Do, Hạnh Phúc ở kiếp sống này và có cơ hội để phát triển 3 tài sản vô giá còn lại. Có thể nói, Sức Khỏe là con số 1 đứng trước các con số 0 đứng sau nó. Nếu không có con số 1 đứng trước này, các con số đừng sau nó đều vô nghĩa.
Ta phải rời bỏ những nguyên nhân gây mất sức khỏe, đồng thời tạo ra các nguyên nhân giúp giữ gìn và vun bồi sức khỏe. Nó thường xuay quanh 5 yếu tố sau:
- Thân thể: Ăn uống, Ngủ nghỉ, Vận động hợp lý
- Cảm xúc
- Cảm tưởng
- Ý muốn
- Tiềm thức, Thói quen, Nghiệp
1.1. Điều gì ta đã làm giảm Sức Khỏe?
Dựa theo kiến thức hiện có của bạn về Sức Khỏe, bạn hãy xem ngày hôm nay bạn đã làm điều gì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn? Có thể ghi ra tờ giấy để theo dõi.
1.2. Điều gì ta đã vun bổi Sức Khỏe?
Cũng tương tự, bạn xem bạn đã làm điều gì giúp vun bổi Sức Khỏe của bạn và tiếp tục phát huy trong các ngày tiếp theo.
2. Ta đã làm gì để giữ gìn và vun bồi Trí Tuệ?
Nguyên nhân làm giảm Trí Tuệ và tăng Trí Tuệ đó là:
- Cảm Giác: Chạy theo, không chạy theo Dễ chịu, Khó chịu.
- Cảm Xúc: Chạy theo, không chạy theo Buồn, Vui, Lo, Giận, Sợ.
- Cảm tưởng về điều có thật và không có thật hay điều cần thiết và không cần thiết, có ích hay không có ích?
- Ý muốn không hợp Nhân Quả và không hợp Nhân Quả, cho bản thân hay cho người khác?
- Tiềm thức: Thu nạp nhiều điều làm tăng Trí Tuệ hay không làm tăng Trí Tuệ?
2.1. Điều gì ta đã làm giảm Trí Tuệ?
- Chạy theo Cảm Giác
- Chạy theo Cảm Xúc
- Nghĩ về những điều không có thật và không cần thiết
- Muốn những điều vô lý và cho bản thân
- Thu nạp những điều không làm tăng Trí Tuệ mà chỉ tăng kiến thức trong trí nhớ.
2.2. Điều gì ta đã vun bồi Trí Tuệ?
- Không chạy theo Cảm Giác
- Không chạy theo Cảm Xúc
- Nghĩ về những điều có thật và cần thiết
- Muốn những điều hợp Nhân Quả và cho số đông.
- Thu nạp những điêu làm tăng Trí Tuệ, biết phân biệt Đung Sai, Thiện Ác, Thật Giả,…
3. Ta đã làm gì để giữ gìn và vun bồi Phước?
Phước như tài sản mà ta gửi ngân hàng. Mỗi ngày ta hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ… là ta đang phải dùng Phước của mình. Nó đang mất dần đi theo từng giầy phút.
Khi ta muốn xây nhà, ta phải lấy tiền tích góp trong ngân hàng ra. Và khi ta muốn hưởng thụ Cảm Giác, Cảm Xúc hoặc sử dụng để làm bất kỳ điều gì theo ý của ta thì ta cũng phải có Phước đủ.
Vì vậy, giống như người tiết kiệm tiền, mỗi ngày ta phải ít sử dụng Phước nhất có thể. Và chỉ sử dụng Phước trong những trường hợp có thể sinh ra nhiều Phước hơn. Đó là giúp cho cộng đồng được phát triển hơn về Sức Khỏe và Trí Tuệ. Nhất là giúp cho những người đang có nhiều đóng góp về Sức Khỏe và Trí Tuệ cho số đông.
4. Ta đã làm gì để giữ gìn và vun bồi Đức?
Người có Đức là do Tâm của họ sinh ra. Tâm càng Đẹp thì sinh ra Đức càng lớn. Tâm càng Xấu thì Đức càng không có.
4.1. Tâm Xấu nhất là Tâm Si
Si là không nhận ra được Sự Thật về con người, vạn vật và các quy luật vận hành trong vũ trụ. Người có Tâm Si gọi là người thiếu Trí Tuệ. Nặng nhất là Tâm Si của các loài vật, hoàn toàn không biết Sự Thật, không biết phân biệt Đúng Sai, Thiện Ác, người Lạ hay người Quen….
4.2. Tâm Đẹp nhất là Tâm Bi
Người có Tâm Bi trước hết là người có Trí Tuệ. Khi họ nhìn rõ được sự đau khổ của con người, họ sẵn sàng hy sinh mọi lợi ích của cá nhân mình vì lòng thương xót và vì đại cục.
5. Tổng kết
Trên đây là 4 câu hỏi vô giá mà mỗi ngày bạn nên đặt ra cho bản thân. Chúng tôi cũng có giải thích kỹ để bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các câu hỏi này ở trên. Hy vọng rằng, mỗi ngày bạn đều thực hành được và phát triển hơn.
Tuệ Nguyên
Bài viết liên quan
Thiện Minh – Con đường Thoát Khổ
Thiện Minh và một từ ghép được ghép bởi 2 từ Thiện và Minh với [...]
Th9
Suy Nghĩ để Lựa Chọn hay Lựa Chọn để Suy Nghĩ?
Suy nghĩ là để lựa chọn, quyết định mọi thứ theo lý trí để có [...]
Th9
Học trường lớp và học trường đời – TT. Thích Nhật Từ
Để theo dõi các bài viết và video về Phật Giáo, bạn truy cập kênh [...]
Th9
Trường Đại học chỉ là nơi dạy kỹ năng kiếm sống chứ không dạy cách sống
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trình độ bằng cấp của con người [...]
Th9
Làm gì để sống? Sống để làm gì?
Khi đã rời vòng tay yêu thương của cha mẹ, chúng ta ai ai cũng [...]
Th9
Không nương tựa vào đâu hết – Thiền Sư Ajahn Chah
Xưa kia cuộc sống con người còn nghèo khó, mọi thứ thiếu thốn, thời gian [...]
Th9